Các Loại Từ Trong Tiếng Pháp - CAP FRANCE
Sinh Nhật CAP 9 Tuổi Chương Trình tuyển Sinh Du Học Dự Bị Pháp PreUp 2022 Hệ Thống Học Tiếng Pháp Toàn Diện Cap Education Dịch Vụ Tư Vấn Đầu Tư Định Cư Canada Cap Education Học Tiếng Pháp Online Tốt Nhất Hồ Chí Minh Cap Education

Các Loại Từ Trong Tiếng Pháp

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Hãy đồng hành cùng Cap Education - Tổ chức đào tạo Tiếng Pháptư vấn du học Pháptư vấn du học Canada và định cư Canada diện du học uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Học tiếng pháp online
Học tiếng pháp cơ bản
Học tiếng pháp giao tiếp
Học tiếng Pháp xin định cư (PR) Canada, cam kết đầu ra TEF 5
Học Tiếng Pháp nâng cao từ cơ bản A0 đến nâng cao B2, đào tạo đầy đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, chuẩn khung tham chiếu đánh giá chung của Châu Âu (CEFR)

Trong tiếng Pháp có tất cả tám loại từ được chia thành hai nhóm lớn : 
Nhóm từ biến đổi được : danh từ (nom), từ hạn định (déterminant), đại từ (pronom), động từ (verbe), tính từ (adjectif)
Nhóm từ bất biến : giới từ (préposition), trạng từ (adverbe), liên từ (conjonction)
Trong bài học này, CAP xin giải thích với các bạn các đặc tính của từng loại từ trong tiếng Pháp
NỘI DUNG CHÍNH:
  • Danh từ (nom)
  • Từ hạn định (déterminant)
  • Đại từ (pronom)
  • Động từ (verbe)
  • Tính từ (adjectif)
  • Giới từ (préposition)
  • Trạng từ (adverbe)
  • Liên từ (conjonction)
 
DANH TỪ (NOM)
Danh từ là các từ chỉ một sinh vật (con người và động vật) hoặc sự vật (đồ vật, tư tưởng, cảm xúc, sự kiện,…). Danh từ trong tiếng Pháp có thể biến đổi theo giống (giống đực và giống cái) và số (số ít và số nhiều). Nhìn chung, danh từ được chia thành hai nhóm lớn :
1. Danh từ chung : 
Các từ này có thể :
- Chỉ sinh vật (homme) hoặc sự vật (table)
- Đếm được (pomme) hoặc không đếm được (eau)
- Trừu tượng (liberté) hoặc cụ thể (livre)
Một danh từ có thể thuộc vào nhiều phân loại trên như danh từ « homme » chỉ một sinh vật sống, có thể đếm được và cụ thể.
2. Danh từ riêng :
Là các từ chỉ một người hoặc sự vật độc nhất vô nhị, được viết hoa chữ cái đầu.
- Monsieur Dupont
- Amélie Poulain
- Le Louvre
- La Seine
 
TỪ HẠN DỊNH (DETERMINANT)
Các từ hạn định xuất hiện phí trước danh từ, xác đinh giống và số của danh từ. Nó gán cho danh từ theo sau nó một giá trị tham chiếu.
Ví dụ :
- Un chien (Một con chó)
  • Mạo từ không xác định « un » cho biết « chien » (con chó) là đối tượng được nhắc lần đầu tiên, chưa xác định rõ ràng đây là con chó nào.
- Le chien (Con chó)
  • Mạo từ xác định « le » cho biết « chien » là đối tượng đã từng được nhắc đến trước đó.
- Ce chien (Con chó này)
  • Tính từ chỉ định « ce » đang xác định một đối tượng cụ thể, là « con chó này » chứ không phải bất cứ con chó nào khác.
Các loại từ hạn định gồm:
  • Mạo từ xác định (articles définis) : la, la, les, l’
  • Mạo từ không xác định (articles indéfinis) : un, une, des
  • Mạo từ bộ phận (articles partitifs) : du, de la, des, de l’
  • Tính từ sở hữu (adjectifs possessifs) : mon, ma, mes, ton, ta, tes, …
  • Tính từ chỉ định (adjectifs démonstratifs) : ce, cette, ces
  • Tính từ không xác định (adjectifs indéfinis) : quelque, certain, aucun, tout,…
  • Tính từ số đếm (adjectifs numéraux) : deux, trois, quatre,…
  • Tính từ số thứ tự (adjectifs cardinaux) : premier, deuxième, troisième,…
 
ĐẠI TỪ (PRONOM)
Đại từ biến đổi theo giống, số và ngôi, được dùng để thay thế một từ hoặc nhóm từ đã được sử dụng trước đó.
Ví dụ : Lucas est né ce matin. Il pèse 3,4 kg. (Lucas đã được sinh ra sáng nay. Nó nặng 3,4 kg.)
  • « Il » là một đại từ chủ ngữ, thay thế cho danh từ riếng Lucas đã xuất hiện ở câu trước.
Có rất nhiều loại đại từ trong tiếng Pháp :
  • Đại từ chủ ngữ (pronoms sujets) : je, tu, il, elle, nous, vous, ils, elles
  • Đại từ nhấn mạng (pronoms toniques) : moi, toi, lui, elle, nous, vous, leur, elles
  • Đại từ bổ ngữ (pronoms compléments) : le, la, les, lui, leur, en, y
  • Đại từ sở hữu (pronoms possessifs) : mien, mienne, miens, miennes, tien,…
  • Đại từ chỉ định (pronoms démonstratifs) : celui, celle, ceux, celles,…
  • Đại từ quan hệ (pronoms relatifs) : qui, que, dont, où, lequel, laquelle, lesquels, lesquelles
 
ĐỘNG TỪ (VERBE)
Động từ là các từ diễn tả hàng động hoặc trạng thái.
Ví dụ : Macher (đi bộ), Courir (chạy), Manger (ăn)
Một động từ có thể biến đổi tùy theo ngôi (personne), số (nombre) theo thì (temps), thức (mode), dạng (voix)
Ví dụ :
- Les enfants couraient dans la rue.
  • Trong ví dụ này, động từ “courir” đang chia ở ngôi thứ ba số nhiều, thì Imparfait, thức Indicatif, dạng chủ động (voix active)
- Alice a été invitée à dîner par Paul.
  • Động từ « inviter » đang chia với ngôi thứ ba số ít, thì Passé Composé, thức Indicatif, dạng bị động (voix passive)
 
TINH TỪ (ADJECTIF)
Tính từ là các từ nêu lên đặc tính, tính chất của một danh từ hoặc đại từ. 
Ví dụ :
- Une fille sympathique (Một cô gái thân thiện)
- Un grand appartement (Một căn hộ lớn)
  • Trong hai ví dụ trên, hai tính từ chỉ tính chất « sympathique » và « grand » đã nêu lên đặc tính « thân thiện » ở cô gái (fille) và đặc tính « to lớn » cùa căn hộ (appartement)
Tính từ có thể biến đổi theo giống và số. Giống và số của một tính từ phụ thuộc vào giống và số của danh từ hoặc đại từ mà nó bổ nghĩa.
Ví dụ : Ces beaux oiseaux semblent heureux dans cette fôrêt tropicale. (Những con chim xinh đẹp có vẻ hạnh phúc trong khu rừng nhiệt đới này.)
  • Hai tính từ « beaux » và « heureux » ở dạng giống đực số nhiều do chúng bổ nghĩa cho « oiseaux » là danh từ giống đực số nhiều.
  • Tính từ « tropicale » ở dạng giống cái số ít do nó bổ nghĩa cho « fôrêt» là danh từ giống cái số ít.
 
GIỚI TỪ (PREPOSITION)
Giới từ là các từ bất biến, không mang nghĩa cụ thể, thể hiện mối quan hệ ngữ nghĩa giứa các yếu tố trong câu.
Ví dụ :
- Nous avons planté des rosiers dans le jardin. (Chúng tôi đã trồng hoa hồng trong vườn.)
  • Giới từ « dans » (trong) diễn tả nơi chốn, vị trí mà các cây hoa hồng được trồng.
- J’achète des guirlandes lumieuses pour décorer le sapin. (Tôi mua dây đèn về để trang trí cây thông.)
  • Giới từ « pour » (để, cho) diễn tả mục đích của hành động mua dây đèn.
Giới từ có nhiều loại :
  • Diễn tả mục đích : afin de, dans le but de, de façon à, de manière à, pour, …
  • Diễn tả nguyên nhân : à cause de, en raison de, par, …
  • Diễn tả nơi chốn : à, au-dessous de, chez, derrière, en, jusqu’à, près de, vers, sous, …
  • Diễn tả cách thức : avec, de, par, sans, …
  • Diễn tả thời gian : à, avant, après, en, depuis, jusqu’à, pendant…
  • ...
 
TRẠNG TỪ (ADVERBE)
Trạng từ giúp xác định các yếu tố cường độ, đặc tính, định lượng, không gian và thời gian của một yếu tố khác (động từ, tính từ) trong câu hoặc cả câu.
Ví dụ :
- Elle est très jolie. (Cô ấy rất đẹp)
  • Trạng từ « très » (rất) nhấn mạnh cường độ của tính từ « jolie » (đẹp).
- Je mange trop. (Tôi ăn quá nhiều) 
  • Trạnng từ « trop » (quá) thể hiện định lượng của việc ăn.
- Demain, on va chercher ailleur. (Ngày mai, chúng ta sẽ tìm ở chỗ khác)
  • Trạng từ “demain” (ngày mai) thể hiện thời gian điễn ra hành động còn « ailleur » (chỗ khác) thể hiện không gian.
Các trạng từ đều bất biến (trừ « tout », torng một số trường hợp), có thể đứng ở nhiều vị trí trong câu tùy theo nó bổ nghĩa cho cái gì.
 
LIÊN TỪ (CONJONCTION)
Liên từ là các từ bất biến liên kết các thành phần trong câu với nhau và diễn tả một ý nghĩa nào đó.
Có hai loại liên từ :
1. Liên từ kết hợp (conjonctions de coordination) : Nối hai thành phần có cấp bậc ngang nhau, không phân chính phụ như : hai câu (phrase), hai mệnh đề (proposition), hai từ hoặc nhóm từ trong một mệnh đề.
Ví dụ : Il pleut, donc je reste chez moi. (Trời mưa nên tôi ở nhà.)
  • « Donc » (Vậy, nên) nối hai mệnh đề trong câu, thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả
2. Liên từ phụ thuộc (conjonctions de subordination) : Nối hai thành phần có cấp bậc khác nhau, chia câu thành các mệnh đề chính phụ
Ví dụ : Bien qu’il pleut, je vais à l’école. (Mặc dù trời mưa, tôi vẫn đi học.)
  • Mệnh đề có « bien que » là mệnh đề phụ, còn lại là mệnh đề chính. « Bien que » (mặc dù) thể hiện sữ nhượng bộ (concession).
 
 
Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:

Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:

  • Khóa luyện viết & củng cố ngữ Pháp
  • Khóa luyện thi các chứng chỉ TCF, DELF, DALF

Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp

Học viên CAP thành công như thế nào ?

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
  • Hotline/ Viber: 0916 070 169 - 0916 962 869 - 07 88 77 94 78
Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169
 
 
154

GIẢNG VIÊN

Trần Thu

Thạc sĩ sư phạm ngôn ngữ Pháp

Đến với nghề là duyên, nhưng theo được nghề nhờ cái tình. Bằng kinh nghiệm giảng dạy tại Pháp 5 năm & hơn 30 năm tại Việt Nam, cô muốn đóng 1 phần sức lực tiếp sức những lứa học sinh - sinh viên chạm tới giấc mơ du học.

Học bất kỳ ngoại ngữ nào, đặc biệt là tiếng Pháp, các bạn cần phải có ý chí, nghị lực, mục tiêu học tập rõ ràng, đặc biệt là tinh thần tự học. Có như vậy, các bạn mới đạt được những kỳ vọng đề ra.

Stephen Karim

Cố Vấn, Trưởng Bộ Môn, Giảng Viên

Tại Cap Education, chúng tôi chọn triết lý giáo dục "Nhân Bản - Toàn Diện", lấy con người làm trung tâm, lấy kiến thức làm nền tảng. Chúng tôi mang đến sứ mệnh đào tạo thế hệ học sinh, sinh viên có kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng sống, biết yêu thương, tôn trọng, sáng tạo & tinh thần tự học để hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm, có tầm nhìn.

BẠN MUỐN NHẬN TƯ VẤN
& HỖ TRỢ TỪ C.A.P

  • Trãi nghiệm phương pháp học hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
  • Tư vấn xây dựng chiến lược hồ sơ du học Pháp, cam kết đầu ra. 100% học viên CAP đạt visa du học năm 2022.
  • Tư vấn du học, định cư Canada bởi các chuyên gia, luật sư hàng đầu tại Canada
  • Các dịch vụ tại nước sở tại Pháp & Canada (Tìm nhà, đưa đón sân bay, thủ tục nhập học, thủ tuc hành chính, đặt vé máy bay,...)

Hơn 35.000 học viên đã thành công, và giờ đến lượt bạn!


(*) Yêu cầu nhập thông tin Họ và tên ...!