Cách Sắp Xếp Câu Trong Tiếng Pháp - CAP FRANCE

Cách Sắp Xếp Câu Trong Tiếng Pháp

Cách Sắp Xếp Câu Trong Tiếng Pháp

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Hãy đồng hành cùng Cap Education - Tổ chức đào tạo Tiếng Pháptư vấn du học Pháptư vấn du học Canada và định cư Canada diện du học uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Học tiếng pháp online
Học tiếng pháp cơ bản
Học tiếng pháp giao tiếp
Học tiếng Pháp xin định cư (PR) Canada, cam kết đầu ra TEF 5
Học Tiếng Pháp nâng cao từ cơ bản A0 đến nâng cao B2, đào tạo đầy đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, chuẩn khung tham chiếu đánh giá chung của Châu Âu (CEFR)

Cách sắp xếp câu trong tiếng Pháp có giống tiếng Việt hay tiếng Anh hay không ? Các bạn hãy cùng CAP tìm hiểu một cấu trúc câu hoàn chỉnh trong tiếng Pháp qua bài học này.
NỘI DUNG CHÍNH:
  • Cách sắp xếp câu đơn (phrase simple)
  • Cách sắp xếp câu phức (phrase complexe)
  • Thế nào là câu không hoàn chỉnh ?
 
A - CÁCH SẮP XẾP CÂU ĐƠN (PHRASE SIMPLE)
Câu đơn là câu chỉ gồm có một mệnh đề duy nhất được cấu tạo bởi ít nhất một nhóm chủ ngữ và một nhóm động từ.
Các cấu trúc câu thường gặp :
1. Sujet (S) + Verbe (V)
Ví dụ 1 : Je mange. (Tôi đang ăn.)
  • S = Je ; V = mange
Ví dụ 2 : La voiture roule. (Xe đang chạy.)
  • S = La voiture ; V = roule
2. S + V + Complément (bổ ngữ)
Ví dụ 1 : Il ouvre la porte. (Anh ấy đang mở cửa.)
  • S = Il ; V = ouvre ; Complément = la porte
Ví dụ 2 : Les filles prennent le bus. (Các cô gái đi xe buýt.)
  • S = Les filles ; V = prennent ; Complément = le bus
 
B - CÁCH SẮP XẾP CÂU PHỨC (PHRASE COMPLEXE)
Câu phức là câu chứa từ hai mệnh đề trở lên. Giữa các mệnh đề trong câu có một mối liên hệ ngữ nghĩa nào đó với nhau như: nguyên nhân, kết quả, mục đích, thời gian, giả sử,… Cấu trúc của một mệnh đề tương tự như một câu đơn. Vị trí của các mệnh đề trong câu phụ thuộc vào loại liên từ được sử dụng để liên kết câu.
1. Câu phức liên kết bởi liên từ kết hợp (conjonction de coordination)
Trong dạng câu phức này, các mệnh đề độc lập với nhau, không có sự phân chia mệnh đề chính và mệnh đề phụ, được liên kết với nhau bởi một liên từ kết hợp. 
Ví dụ 1 : Les enfants jouaient dans le jardin et ils riaient aux éclats. (Những đứa trẻ đang chơi trong vườn và chúng đã cười vang thành tiếng.)
  • Mệnh đề 1 = les enfants jouaient dans le jardin
  • Mệnh đề 2 = ils riaient aux éclats
  • Conjonction de coordination = et
Ví dụ 2 : Il pleut, donc je reste chez moi. (Trời mưa nên tôi ở nhà.)
  • Mệnh đề 1 = il pleut
  • Mệnh đề 2 = je reste chez moi
  • Conjonction de coordination = donc
2. Câu phức liên kết bởi liên từ phụ thuộc (conjonction de subordination)
Trong câu này, các mệnh đề bị phân thành mệnh đề chính và mệnh đề phụ, nối với nhau bởi các liên từ phụ thuộc (conjonction de subordination)
Ví dụ 1 : Je vais à l’école bien qu’il pleut. (Tôi đến trường mặc dù trời đang mưa.)
  • Mệnh đề chính = je vais à l’école
  • Mệnh đề phụ = bien qu’il pleut (diễn tả sự nhượng bộ)
Ví dụ 2 : Elle savait que l'hiver était fini quand elle entendait le bruit de l'eau. (Cô biết mùa đông đã qua khi cô nghe thấy tiếng nước)
  • Mệnh đề chính = elle savait
  • Mệnh đề phụ 1 = que l'hiver était fini (nó bổ sung nghĩa cho mệnh đề chính, trả lời câu hỏi « Cô ấy biết cái gì? »)
  • Mệnh đề phụ 2 = quand elle entendait le bruit de l'eau (nó bổ sung nghĩa cho mệnh đề chính, trả lời câu hỏi « Cô ấy biết khi nào? »)
Ví dụ 3 : Il répond qu’il ne pourra pas venir parce qu’il devra aller à l’école. (Anh ấy trả lời rằng anh ấy không thể đến vì anh ấy sẽ phải đi học.)
  • Mệnh đề 1 = il répond
  • Mệnh đề 2 = qu’il ne pourra pas venir
  • Mệnh đề 3 = parce qu’il devra aller à l’école
  • Mệnh đế 1 là mệnh đề chính của cả câu. Mệnh đề 2 là mệnh đề phụ bổ sung nghĩa cho mệnh đề 1, trả lời cho câu hỏi « Anh ấy trả lời cái gì? ». Mệnh đề 3 là mệnh đề phụ bổ sung nghĩa cho mệnh đề 2 chứ không phải mệnh đề 1 vì nó trả lời cho câu hỏi «  Vì sao anh ấy không thể đế được? » chứ không phải « Vì sao anh ấy trả lời? »
 
C - THẾ NÀO LÀ CÂU KHÔNG HOÀN CHỈNH ?
Đây là những câu bị thiếu đi các yếu tố quan trọng giúp hiểu được điều đang được diễn đạt trong câu, không xét đến trường hợp lược bỏ một số yếu tố để làm gọn câu trong văn nói. Hoặc cũng có thể, câu này gồm nhiều mệnh đề có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau nhưng lại bị thiếu đi một hoặc nhiều mệnh đề để thể hiện mối quan hệ đó.
Ví dụ 1 : Pour se calmer. (Để bình tĩnh lại.)
  • Câu hoàn chỉnh phải thể hiện được hành động được thực hiện để « bình tĩnh lại » : Il est sorti pour se calmer.
Ví dụ 2 : Les personnes qui habitent les grandes villes. (Những người sống ở những thành phố lớn.)
  • Câu này không làm rõ được nó muốn diễn đạt điều gì khi nhắc đến « Những người sống ở những thành phố lớn », không thể hiện được « Họ làm gì / như thế nào / …? ». Câu hoàn chỉnh có thể là « Les personnes qui habitent les grandes villes se trouvent souvent solitaires. »
 

Cách Sắp Xếp Câu Trong Tiếng Pháp

 
 
Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:

Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:

  • Khóa luyện viết & củng cố ngữ Pháp
  • Khóa luyện thi các chứng chỉ TCF, DELF, DALF

Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp

Học viên CAP thành công như thế nào ?

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
  • Hotline/ Viber: 0916 070 169 - 0916 962 869 - 07 88 77 94 78
Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Mệnh Đề Câu Điều Kiện Trong Tiếng Pháp Mệnh Đề Câu Điều Kiện Trong Tiếng Pháp
Mệnh Đề Câu Điều Kiện Trong Tiếng Pháp
Để diễn đạt một giả thuyết , ta sử dụng mệnh đề câu điều kiện. Vậy có những loại câu điều kiện nào trong tiếng Pháp ? Hãy cùng CAP tìm hiểu cách sử dụng và cấu trúc câu điều kiện qua bài viết Mệnh Đề Câu Điều Kiện Trong Tiếng Pháp dưới đây nhé.
Conditionnel Passé Trong Tiếng Pháp Conditionnel Passé Trong Tiếng Pháp
Conditionnel Passé Trong Tiếng Pháp
Conditionnel Passé  (Điều kiện quá khứ) được sử dụng để diễn tả một hành động không thực, một giả định trong quá khứ. Hãy cùng CAP tìm hiểu về cấu trúc và cách sử dụng của Conditionnel Passé qua bài viết Conditionnel Passé Trong Tiếng Pháp nhé.
Từ Nối Chỉ Sự Tương Phản Trong Tiếng Pháp Từ Nối Chỉ Sự Tương Phản Trong Tiếng Pháp
Từ Nối Chỉ Sự Tương Phản Trong Tiếng Pháp
Để diễn đạt sự tương phản trong một mệnh đề tiếng Pháp, chúng ta có thể sử dụng từ nối. Việc sử dụng các từ nối này sẽ làm cho bài viết của bạn trở nên mạch lạc, rõ ràng và hấp dẫn hơn. Hôm nay, hãy cùng CAP tìm hiểu một số từ nối và cách sử dụng của chúng qua bài viết Từ Nối Chỉ Sự Tương Phản Trong Tiếng Pháp.
Có Thể Bạn Quan Tâm

Kiểm tra trình độ tiếng Pháp miễn phí

CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ

Đăng ký ngay

Bạn đã sẵn sàng chinh phục tiếng Pháp và du học? Hãy để lại thông tin để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của CAP!

Bạn quan tâm khóa học, dịch vụ hồ sơ du học ?

Đăng ký kiểm tra trình độ tiếng Pháp miễn phí và nhận kết quả nhanh chóng, chuyên nghiệp.

Hotline Cap education
0916 070 169 - 07 88 77 94 78 - 0916 962 869 - 091 194 2020
Địa chỉ Cap education

- Cơ sở HCM: 55/25 Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Q.1, Hồ Chí Minh

- Cơ sở HN: 162 Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

Chat with Cap education
Facebook Messenger
Email with Cap education
[email protected]
Bạn Chưa Tìm Được Lớp Phù Hợp ?

Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn