Trước khi lên đường sang Canada du học, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ thủ tục, học phí cùng sinh hoạt phí, nhiều du học sinh và phụ huynh băn khoăn chính là cần chuẩn bị những gì để bắt đầu một cuộc sống mới. Để giúp du học sinh có sự chuẩn bị chu đáo khi lần đầu tiên đặt chân đến Canada, nhà Cap đã tổng hợp danh sách những những món đồ cần thiết. Cùng Cap France tìm hiểu trong bài viết này nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
-
Giấy tờ tùy thân
-
Tài liệu, phương tiện học tập
-
Tiền và thẻ
-
Đồ ăn
-
Thuốc và dụng cụ y tế
-
Quần áo
-
Lưu ý cho hành lý
1. Giấy tờ tùy thân
1.1. Hộ chiếu
Bạn cần đảm bảo rằng hộ chiếu của mình vẫn còn hạn sử dụng. Nếu đã hết hạn, bạn hãy nhanh chóng gia hạn thêm để việc du học không bị gián đoạn. Hộ chiếu nên được cất ở một nơi dễ nhớ và chắc chắn rằng bạn đã mang theo trong lúc di chuyển.
1.2. Visa
Visa du học được dán trực tiếp bên trong hộ chiếu. Bạn cần biết rõ loại visa mà mình đang sở hữu là multiple hay single:
- Multiple: tự do xuất nhập cảnh Canada nhiều lần trong khoảng thời gian quy định.
- Single: chỉ được quyền nhập cảnh Canada 1 lần và phải làm thủ tục để nhập cảnh trong lần kế tiếp.
1.3. Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân
Mặc dù bạn không còn trên lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn phải cần phải theo loại giấy tờ này, phòng trường hợp cần chứng minh lý lịch và nguồn gốc để nhờ sự trợ giúp khi cần thiết.
1.4. Giấy khai sinh
Bạn cần dự phòng cả 2 bản tiếng Việt và tiếng Anh có công chứng để sử dụng những khi cần thiết.
1.5. Thư chấp nhận nhập học
Sau khi bạn đã được chấp nhận vào một cơ sở giáo dục của Canada, bạn sẽ nhận được thư nhập học. Bạn cần chuẩn bị bản chính thư chấp nhận nhập học để xuất trình khi được nhân viên di trú tại sân bay Canada yêu cầu. Ngoài ra, thư này còn là điều kiện để bạn có được giấy phép du học (study permit).
1.6. Giấy phép du học (Study Permit)
Giấy phép du học của bạn là căn cứ cho phép bạn ở lại học tập tại Canada.
Để có được giấy phép du học này, bạn cần khai biểu mẫu tại phòng hải quan ở sân bay Canada, nộp những giấy tờ mà phòng hải quan yêu cầu như visa, thư chấp nhận nhập học,... và trả lời một số câu hỏi mà họ đưa ra. Khi nhận được giấy phép này, bạn mới có đủ các giấy tờ hợp pháp để được học tập Canada.
1.7. Thư của đại sứ quán Canada
Thư này phải có đầy đủ nội dung cho phép việc bạn nhập cảnh Canada phục vụ cho việc học tập và được dán vào trong hộ chiếu một cách rõ ràng. Khi đặt chân đến sân bay Canada bạn sẽ phải xuất trình thư này cho nhân viên hải quan kiểm tra.
1.8. Các giấy tờ chứng minh thành tích học tập
Các giấy tờ này bao gồm học bạ, bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ,... có cả bản tiếng Việt và tiếng Anh đã công chứng.
1.9. Vé máy bay
Bạn cần kiểm tra kỹ thông tin chuyến bay nhiều lần để chắc chắn không bị quên lịch trình. Nếu có ý định trở về Việt Nam trong vòng 1 năm, bạn nên mua vé khứ hồi để có được giá tốt nhất. Ngoài ra, đối với các chuyến bay từ Việt Nam sang Canada, du học sinh nên có mặt tại sân bay trước khoảng 2 - 3 tiếng so với giờ khởi hành được ghi trên vé.
2. Tài liệu học tập
Có ý kiến cho rằng điều này không cần thiết bởi vì tất cả tài liệu mình sẽ mua mới 100% theo chương trình đào tạo của Canada. Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn các tài liệu căn bản như từ điển, sách chuyên ngành, những cuốn sách yêu thích… để tra cứu khi cần thiết và tiết kiệm chi phí so với mua tại Canada.
Trong hành lý của du học sinh Canada chắc chắn không thể thiếu các thiết bị bất ly thân như laptop, máy tính bảng, điện thoại, usb,… Ngoài ra, đối với các du học sinh ngành thiết kế đồ họa, âm nhạc, mĩ thuật thì danh sách này còn có thêm các dụng cụ chuyên ngành như bản vẽ wacom, họa cụ, nhạc cụ…
Hầu hết ổ cắm ở Canada là chuôi dẹt mà không tròn như ở Việt Nam. Do đó, bạn nên thủ sẵn một thiết bị chuyển đổi để có thể sạc các thiết bị điện mang theo.
3. Tiền và thẻ
Trong list những thứ cần mang theo khi đi du học Canada tất nhiên không thể thiếu tiền. Bạn nên chuẩn bị cả tiền mặt lẫn thẻ tín dụng để linh hoạt sử dụng.
Về tiền mặt, du học sinh nên quy đổi sang tiền Canada trước đó để tiết kiệm chi phí hơn so với đổi ở Canada. Theo quy định bên phía Canada, du khách khi nhập cảnh có thể mang theo tối đa 10.000 CAD mà không cần khai báo. Tuy nhiên tại Việt Nam, bạn chỉ được phép mang tối đa 5.000 USD. Chính vì vậy, đây cũng chính là số tiền mặt tối đa bạn có thể mang theo khi xuất cảnh.
Ngoài ra, việc sở hữu tài khoản ngân hàng Canada sẽ giúp việc chi tiêu và cuộc sống du học của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Thông thường, mọi ngân hàng tại Canada đều có chính sách mở tài khoản sinh viên với nhiều ưu đãi về phí, khuyến mãi đi kèm cho bạn. Một số ngân hàng phổ biến dành cho sinh viên tại Canada bao gồm Scotiabank, CIBC, RBC, National Bank of Canada.
4. Đồ ăn
Tình trạng không quen thức ăn ở Canada trong thời gian đầu không hiếm gặp đối với sinh viên Việt Nam, bạn có thể mang theo các loại thực phẩm Việt Nam. Đứng đầu trong danh sách chính các loại đồ khô như mì, miến, phở, hủ tiếu, cháo ăn liền,... Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chỉ có một số ít thực phẩm được mang theo khi xuất cảnh Canada. Những đồ vật nặng mùi, tươi sống, hoa quả tươi,… dễ bị hải quan chặn lại kiểm tra hoặc tệ hơn là bị buộc bỏ lại.
5. Thuốc và dụng cụ y tế
Đối với những bạn đang có vấn đề về sức khoẻ, nhất là đang uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì đây là món đồ không thể thiếu. Ngay cả khi bạn không có vấn đề gì về sức khỏe cũng nên mang theo một số thuốc phổ biến như thuốc cảm cúm, keo dán cá nhân để có thể sơ cứu trong một số trường hợp đơn giản cấp bách.
6. Quần áo
Trong trường hợp chưa chuẩn bị quần áo bạn không nên mua tại Việt Nam vì nó sẽ khiến quá trình đóng gói bị cồng kềnh và tăng trọng lượng hành lý. Ngoài ra, các loại trang phục mùa đông ở Canada được thiết kế để phù hợp hơn với thời tiết từng vùng nơi đây.
7. Lưu ý cho hành lý
7.1 Hành lý xách tay
Trọng lượng hành lý tối đa bạn có thể mang theo là 7kg đối với hành lý xách tay là balo, túi đựng máy ảnh, túi thời trang có kích thước tối đa 55 x 40 x 23 cm tương đương với vali 20 inch. Với Vietnam Airlines, từ ngày 1/8/2019 đã thay đổi 7kg hành lý xách tay chuyển thành 2 kiện hành lý tối đa 12kg.
Đối với các phụ kiện mang theo như khăn choàng, áo khoác thì sẽ không được tính vào số lượng hành lý nên bạn có thể mang theo một cách thoải mái.
7.2 Hành lý ký gửi
Hành khách được phép ký gửi 2 kiện hành lý với tổng trọng lượng là 64 kg (32 kg / kiện). Nếu có nhu cầu mua thêm hành lý, bạn nên đặt mua chung với vé máy bay để tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, số lượng hành lý ký gửi của mỗi chuyến bay rất nhiều. Để thuận tiện cho việc tìm hành lý, bạn nên đánh dấu hành lý bằng vải màu, sticker,... để dễ tìm và tránh lạc mất hành lý.
LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC TIẾNG PHÁP, ĐẠT TCF A2 - B2, DELF A2, DELF B1, DELF B2, DALF C1, VÀ DU HỌC PHÁP, DU HỌC CANADA, ĐỊNH CƯ CANADA
Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:
Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:
-
Khóa tiếng Pháp cơ bản dành cho người mới bắt đầu A0
-
Khóa tiếng Pháp cơ bản Online dành cho người mới bắt đầu A0
-
Khóa tiếng Pháp sơ cấp A1, A2
-
Khóa tiếng Pháp sơ cấp Online A1, A2
-
Khóa tiếng Pháp trung cấp A2, B1
-
Khóa tiếng Pháp trung cấp Online A2, B1
-
Khóa tiếng Pháp cao cấp B2, C1
-
Khóa tiếng Pháp cao cấp online B2, C1
-
Khóa tiếng Pháp cấp tốc, lấy DELF, TCF thần tốc
-
Khóa tiếng Pháp cấp tốc Online, lấy DELF, TCF thần tốc
-
Khóa tiếng Pháp giao tiếp
-
Khóa luyện viết & củng cố ngữ pháp
-
Khóa luyện phát âm tiếng Pháp IPA
-
Khóa tiếng Pháp thiếu nhi độ tuổi từ 7 - 12 tuổi
-
Khóa luyện thi các chứng chỉ TCF, DELF, DALF
-
Khóa tiếng Pháp du học, dành cho học viên chưa biết tiếng Pháp, muốn du học Pháp sau 6 - 8 tháng.
-
Khóa tiếng Pháp theo yêu cầu
Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp
Học viên CAP thành công như thế nào ?
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169