Việc lựa chọn nên đi du học Pháp hay Đức là điều vô cùng khó khăn, bởi cả hai quốc gia này đều có những có thế mạnh riêng. Nếu đánh giá thông qua chi phí học tập tại 2 quốc gia này, đâu là quốc gia có chi phí rẻ hơn? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng Cap France tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
-
Học phí du học
-
Chi phí chỗ ở
-
Chi phí chứng minh tài chính
-
Cách tiết kiệm chi phí du học
-
Tổng hợp chi phí khác
1. Học phí du học
Nhìn chung về vấn đề học phí thì cả Pháp và Đức có mức thấp hơn với nhiều nước châu Âu khác như: Anh, Thuỵ Sĩ,… Học phí tại Đức và Pháp đều được đánh giá là phù hợp với du học sinh nếu bạn đăng ký vào các trường công lập.
Ở Pháp, các trường đại học công lập sẽ được chính phủ tài trợ, cho nên sinh viên chỉ cần chi khoảng ⅓ học phí của mình. Đây là cách chính phủ pháp thu hút các sinh viên quốc tế làm hồ sơ du học Pháp. Theo chính sách mới ở Pháp, các trường đại học công lập tính phí trung bình 170 euro / năm cho chương trình cử nhân, 243 euro cho thạc sĩ, 380 euro cho tiến sĩ và 611 euro đối với du học sinh châu Âu. Đối với sinh viên quốc tế bậc đại học, học phí sẽ là 2,770 euro mỗi năm, nghiên cứu sau đại học là 3,770 euro. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường tại Pháp đều áp dụng theo chính sách mới này.
Ở hiện tại ở Đức thì các trường đại học công lập sẽ miễn phí học học phí cho học sinh, chỉ riêng có một số bang không áp dụng cho nên các trường sẽ vẫn thu học phí. Cho nên, để biết trường mình có thu học phí thì bạn hãy liên hệ với trường để được tư vấn du học Đức. Bên cạnh đó, bạn sẽ cần đóng cho trường một phí phụ thu (phí ghi danh, phí quản lý,…) mức phí này không quá mắc khoảng từ 350 - 650 euro / học kỳ.
2. Chi phí chỗ ở
Tại Pháp, chi phí chỗ ở nhìn chung rẻ hơn nhiều nước khác ở châu u, nhưng cũng phụ thuộc vào từng thành phố. Sinh viên có một vài lựa chọn như ký túc xá sinh viên, ở chung căn hộ hay homestay.
Giá thuê trung bình một căn hộ studio (cho 1 hoặc 2 người) là 575 euro / tháng, 660 euro / tháng cho căn hộ một phòng ngủ, 200 - 800 euro cho homestay.
Các trường đại học ở Pháp cung cấp chỗ ở có tên cités-U giá rẻ (khoảng 120 euro / tháng) được quản lý bởi Trung tâm phục vụ sự nghiệp đại học và giáo dục phổ thông khu vực (CROUS). Do giá rẻ, nhu cầu sinh viên ở đây rất cao và các trường sẽ lựa chọn sinh viên vào ở dựa trên các tiêu chí xã hội hoặc dành cho sinh viên theo diện trao đổi, học bổng.
Sinh viên có thể nộp đơn xin trợ cấp từ Quỹ hỗ trợ gia đình (Caisse d’Allocation Familiale - CAF) địa phương để nhận một khoản hỗ trợ tiền thuê nhà. Có thể không phải lúc nào bạn cũng đủ điều kiện được nhận nhưng cứ đăng ký vì không mất phí và nếu được chấp nhận, bạn có thể nhận lại tới 35% tiền thuê nhà hàng tháng.
Tại Đức, với các bạn sinh viên, ở ký túc xá của trường là tiện và rẻ nhất. Thông thường, sinh viên sẽ phải chờ từ một đến bốn kỳ để được nhận một phòng trong ký túc, vì số lượng sinh viên đăng ký ở các kỳ đều rất đông. Và đặc biệt là kỳ nào tại các trường cũng có các bạn sinh viên quốc tế sang học trao đổi, những bạn sinh viên này sẽ được ưu tiên nhận phòng trong ký túc xá của trường trước. Mức giá trung bình cho một phòng ký túc xá là 180 - 260 euro một tháng, số tiền này đã bao gồm các khoản phụ phí như: tiền đổ rác, tiền điện nước, có nơi sẽ bao gồm tiền Internet.
Ngoài ra, bạn còn có thể thuê nhà ở ngoài, số tiền thuê một phòng sẽ phụ thuộc vào từng thành phố và bang khác nhau. Ví dụ nếu ở thành phố Munich, bạn sẽ phải trả khoảng 370 - 430 euro cho một phòng ở trong một căn hộ 3 người, thế nhưng mức chi phí này chỉ rơi vào khoảng 190 - 270 euro ở thành phố Leipzig.
3. Chi phí chứng minh tài chính
Ngoài ra, theo luật của Pháp, bất kì sinh viên nước ngoài nào muốn học tập tại quốc gia này phải chứng minh được họ có đủ nguồn lực tài chính: 615 euro mỗi tháng hoặc 7,318 euro mỗi năm, để tự trang trải cuộc sống mà không cần phải làm việc. Con số này chỉ là ước tính. Thực tế, một số khu vực cần mức cao hơn, chẳng hạn ở Paris phải 1,100 euro một tháng.
Bạn sẽ buộc phải có 8820 euro trong tài khoản phong tỏa khi mới qua Đức, bạn được phép rút số tiền này để chi trả cho chi phí sinh hoạt khi mới sang Đức. Người ta tính trung bình một sinh viên cần phải chi trả 735 euro / tháng khi sống và học tập tại Đức. Các bạn lưu ý, nếu tài khoản của bạn bị phong tỏa thì số tiền tối đa mà bạn có thể sử dụng từ tài khoản là 735 euro trong một tháng, các bạn cần tính toán chi tiêu sao cho hợp lý, tránh gây ra tình trạng mới đến giữa tháng mà bạn đã tiêu hết tiền đến hạn mức mà bạn được phép sử dụng.
4. Cách tiết kiệm chi phí du học
Ở Pháp, chính phủ đã ra chiến lược thu hút sinh viên quốc tế bằng cách cho phép Đại sứ quán và các trường đại học miễn trừ việc đóng một khoản lớn học phí chênh lệch của các sinh viên ngoài châu Âu.
Luật pháp của Pháp quy định sinh viên nước ngoài có thẻ cư trú tại Pháp. Có thể làm thêm từ 822h - 964h / năm tương đương 15 - 20h / tuần mà không cần xin giấy phép lao động.
Ở Pháp, công việc làm thêm rất nhiều, nhưng không phải dễ dàng tìm kiếm được. Khi đi xin việc làm thêm tại Pháp, CV và thư xin việc cũng phải rõ ràng và tạo được ấn tượng.
Ở Đức, có rất nhiều loại thực phẩm đa dạng được bày bán trong các chuỗi siêu thị bình dân như Aldi, Netto, Lidl...các bạn có thể tự đi chợ cho những bữa ăn hàng ngày, điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sinh hoạt hơn khi bạn đi ăn ở ngoài hàng. Ở ngoài, bạn có thể phải tốn ít nhất là 7 euro đồ ăn và 3 euro cho đồ uống, tổng cộng bạn sẽ mất ít nhất 10 euro cho một bữa ăn ở ngoài. Còn nếu bạn tự nấu ăn ở nhà, một tháng bạn có thể chỉ mất khoảng 120 euro cho tiền ăn hàng tháng. Giá cả của các loại thực phẩm trong các siêu thị không có sự chênh lệch nhiều giữa các thành phố và các bang, giá thực phẩm là giá cố định không phụ thuộc nhiều vào các vùng và thành phố.
5. Tổng hợp chi phí khác
Pháp:
- Thực phẩm: 230 euro / tháng.
- Đi lại: 17 - 33 euro / tháng tùy phương tiện di chuyển là bus hay đi xe đạp.
- Giải trí: 30 euro / tháng
- Bảo hiểm và an sinh xã hội: 203 euro / năm
- Lệ phí tuyển sinh (cho tháng đầu tiên tại Pháp): 180 - 596 euro
- Chi phí bảo hiểm nhà: 50 euro / năm
- Ngân quỹ dành cho điện, gas, Internet: 60 euro / tháng
Đức:
Tiền thuê nhà: 230 euro / tháng
Tiền bảo hiểm: 90 euro / tháng
Tiền ăn uống: 120 euro / tháng
Tiền Radio ZDF: 17 euro / tháng
Tiền phát sinh: 100 euro / tháng
Tiền phí học kỳ (đầu kỳ): 180 euro / tháng
Du học là để mở mang kiến thức cho bản thân mà nó còn là giúp bạn tích lũy kinh nghiệm thông qua các cuộc gặp mặt, các chuyến đi, các công việc,… Du học sẽ rất điều rất có ý nghĩa đối với biết nắm bắt cơ hội và phát huy nó. Nên đi du học Pháp hay Đức là câu hỏi khó mà mỗi bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ về tương lai của mình. Sau đó xem xét năng lực và sở thích của bản thân mình phù hợp với nơi nào. Cap chúc bạn sớm tìm được câu trả lời cho chính mình nhé!