Thói Quen Ăn Uống Của Người Pháp - CAP FRANCE

Thói Quen Ăn Uống Của Người Pháp

Thói Quen Ăn Uống Của Người Pháp

Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên Thế giới, Pháp cũng có những nét văn hóa đặc trưng trên bàn ăn mà chúng ta vẫn hay gọi nôm na là thói quen ăn uống. Tuy nhiên, thứ khiến người khác tò mò là với một nền ẩm thực tinh tế như vậy thì những thói quen đó là gì? Cách ăn như thế nào được xem là sang trọng hay những điều nào bị cấm vì được cho là bất lịch sự? Còn chần chờ gì nữa, hãy cùng Cap France tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc đó nào.
 
NỘI DUNG CHÍNH:
  • Sử dụng dụng cụ ăn uống
  • Biểu hiện trên bàn ăn
  • Lật bánh mì
  • Tập trung tối đa khi ăn uống
  • Bữa trưa quan trọng hơn bữa tối
  • Ăn cùng nhau
1. Sử dụng dụng cụ ăn uống
Các dụng cụ phổ biến tại Pháp thường bao gồm dao, nĩa, đĩa và thìa. Người Pháp sử dụng những dụng cụ này bằng hai tay, thông thường là nĩa ở tay trái, dao ở tay phải. Họ rất coi trọng sự trang nhã, khi ăn sẽ kết hợp dao nĩa để cắt đồ ăn ra thành từng miếng nhỏ và đưa lên miệng, họ rất ghét dùng tay kể cả dùng để bẻ bánh mì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ vẫn phải tự bóc vỏ tôm hoặc vỏ sò, vỏ ốc. Vì vậy, người Pháp thường hạn chế mời ăn những món này để tránh phải khó xử trên bàn ăn.
 
2. Biểu hiện trên bàn ăn
Ở Pháp, các biểu hiện cơ thể như ợ hơi, xì hơi, ngáp to, hắt hơi, ngoáy mũi, ho, lau miệng bằng mu bàn tay, xỉa răng, v.v. đều là những hành động bị cấm. Họ cho rằng đó là hành động thô lỗ, làm mất đi tinh tế, lịch sự nơi bàn ăn. Nhìn chung, người Pháp luôn thể hiện sự khách sáo tối đa nhất có thể. Đối với người Pháp, họ sẽ không rời bàn khi ly rượu đã đầy quá nửa. Nếu muốn rời bàn tại một bữa ăn gia đình, họ sẽ gấp một góc khăn ăn lại ra hiệu muốn dừng ăn. Nếu được mời, họ sẽ để khăn ăn sang bên phải đĩa, dao và nĩa có đầu nhọn hướng xuống tỏ ý cho mọi người trong bàn rằng mình đã dùng xong bữa. 
 
3. Lật bánh mì
Người Pháp không bao giờ lật bánh mì. Đây là một thói quen có từ thời Trung cổ. Điều cấm kỵ này xuất phát từ việc, ngày xưa nếu đao phủ có đến chọn mua bánh mì, người làm bánh sẽ lật ngược lại những cái đao phủ đã chạm vào để dễ nhận biết. Người mua sau sẽ không chạm vào những ổ bánh mì này vì sợ mang lại xui xẻo, bởi đao phủ là người gắn liền với cái chết và máu me. 
 
4. Tập trung tối đa khi ăn uống
Người Pháp thích tập trung tối đa vào việc ăn uống nên ngoài việc ít khi nào ăn vặt thì hầu như không có thói quen vừa ăn vừa làm việc đó khác như đi bộ, làm việc, lái xe hoặc xem TV. Họ thích thưởng thức bữa ăn tại chỗ, bên một chiếc bàn và thong thả thưởng thức dù chỉ là bữa ăn nhỏ. Ngoài ra, dân Pháp yêu việc nấu nướng tại nhà và chỉ tới nhà hàng vào dịp đặc biệt. Họ cố ăn đa dạng các loại thực phẩm với các phần ăn nhỏ hơn chứ không ăn nhiều cùng một lúc. 
 
5. Bữa trưa quan trọng hơn bữa tối
Ở Pháp, đặc biệt là vào múi giờ mùa hè, mặt trời thường lặn khá muộn. Phải đến 8 giờ 30 hoặc 9 giờ tối, tia nắng cuối cùng trong ngày mới tắt hẳn. Có lẽ do đặc điểm này và một vài nguyên nhân khách quan như giờ làm việc, giờ tan tầm và các thành viên ổn định tại nhà mà người Pháp có thói quen ăn bữa tối vào khoảng 8 giờ, đôi khi là muộn hơn. Trong khi phần đông các nước, đặc biệt là nước châu Á sẽ ăn tối vào khoảng 6 hoặc 7 giờ tối, có các gia đình thậm chí ăn sớm hơn nếu có người già trong nhà. Bên cạnh đó, dân Pháp cũng ăn ít vào bữa tối. Trước đây, bữa tối chỉ được coi là bữa phụ, trong khi bữa sáng và bữa trưa mới là bữa chính.
 
6. Ăn cùng nhau
Lý do tại sao chế độ ăn ba lần một ngày vẫn tồn tại là vì người Pháp thích ăn cùng nhau. Và điều này không chỉ với gia đình mà còn dành cho các đồng nghiệp nữa. Trong khi ở Anh hoặc Mỹ, một người đồng nghiệp có thể sẽ nói “Chỉ cần một chiếc bánh sandwich là được”, thì ở Pháp những đồng nghiệp của bạn có thể thấy điều đó thật lạ, buồn, hay thậm chí là bất lịch sự.
Viện nghiên cứu người tiêu dùng Crédoc báo cáo rằng 80% bữa ăn bạn sẽ ăn cùng với những người khác. Đối với việc người Pháp, việc ăn uống sẽ trở nên tốt đẹp và vui vẻ hơn khi ăn cùng người khác.
 

Thói Quen Ăn Uống Của Người Pháp

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC TIẾNG PHÁP, ĐẠT TCF A2 - B2, DELF A2, DELF B1, DELF B2, DALF C1, VÀ DU HỌC PHÁP, DU HỌC CANADA, ĐỊNH CƯ CANADA

 

Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:

Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:

Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp

Học viên CAP thành công như thế nào ?

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169

 

 

 

CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Các Loại Visa Pháp Các Loại Visa Pháp
Các Loại Visa Pháp
 
Visa Pháp có nhiều dạng, từ visa du lịch ngắn hạn, đến visa học tập, làm việc và định cư dài hạn. Mỗi loại thị thực đi kèm với các yêu cầu cụ thể, quy trình hồ sơ và các quyền lợi khác nhau, tùy thuộc vào thời gian lưu trú và mục tiêu của chuyến đi. Việc hiểu rõ các loại thị thực sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho hành trình đến Pháp, đảm bảo bổ sung các quy định và tận dụng tối đa cơ hội phát triển tại quốc gia này.
Cùng CAP tìm hiểu về Các loại visa Pháp phổ biến cũng như là những lưu ý khi xin Visa Pháp nhé!
 
NỘI DUNG CHÍNH:
  • Các loại visa Pháp
  • Sự khác biệt giữa các loại visa Pháp
  • Những lưu ý khi xin visa Pháp
Điểm Mạnh Của Giáo Dục Pháp Điểm Mạnh Của Giáo Dục Pháp
 
 
Điểm Mạnh Của Giáo Dục Pháp
 
Nước Pháp từ lâu đã được biết đến không chỉ với nền văn hóa phong phú và lịch sử lâu đời mà còn với hệ thống giáo dục uy tín và chất lượng cao. Hàng năm, hàng ngàn sinh viên quốc tế đổ về Pháp để theo đuổi các chương trình học từ bậc cử nhân đến sau đại học. Vậy điều gì đã làm nên sức hút mạnh mẽ của giáo dục Pháp? Bài viết dưới đây của CAP là những điểm mạnh nổi bật của hệ thống giáo dục tại quốc gia này.
 
NỘI DUNG CHÍNH
  • Chất lượng giáo dục hàng đầu
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Môi trường học tập đa văn hóa
  • Học bổng và hỗ trợ tài chính
  • Cơ hội việc làm rộng mở
  • Chất lượng cuộc sống cao
Mục Tiêu Giáo Dục Của Nước Pháp Mục Tiêu Giáo Dục Của Nước Pháp
Mục Tiêu Giáo Dục Của Nước Pháp
 
Giáo dục là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai cho mỗi cá nhân và cho cả một quốc gia. Tại Pháp, giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là quá trình hình thành nhân cách, rèn luyện kỹ năng và chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống. Với hệ thống giáo dục phát triển như vậy thì mục tiêu giáo dục của nước Pháp là gì? Hôm nay cùng CAP tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
 
NỘI DUNG CHÍNH
  • Mục tiêu giáo dục của nước Pháp
  • Điểm mạnh của nền giáo dục Pháp

Kiểm tra trình độ tiếng Pháp miễn phí

CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ

Đăng ký ngay

Bạn đã sẵn sàng chinh phục tiếng Pháp và du học? Hãy để lại thông tin để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của CAP!

Bạn quan tâm khóa học, dịch vụ hồ sơ du học ?

Đăng ký kiểm tra trình độ tiếng Pháp miễn phí và nhận kết quả nhanh chóng, chuyên nghiệp.

Hotline Cap education
0916 070 169 - 07 88 77 94 78 - 0916 962 869 - 091 194 2020
Địa chỉ Cap education

- Cơ sở HCM: 55/25 Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Q.1, Hồ Chí Minh

- Cơ sở HN: 162 Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

Chat with Cap education
Facebook Messenger
Email with Cap education
[email protected]
Bạn Chưa Tìm Được Lớp Phù Hợp ?

Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn