Tờ Khai Xin Thị Thực Dài Hạn Đi Pháp - CAP FRANCE

Tờ Khai Xin Thị Thực Dài Hạn Đi Pháp

Tờ Khai Xin Thị Thực Dài Hạn Đi Pháp

Một trong những giấy tờ cần thiết để xin visa đi Pháp là tờ khai xin thị thực tại Pháp. Dù cho bạn xin loại visa nào thì trước tiên bạn cũng cần phải điền đầy đủ thông tin vào tờ khai xin thị thực. Vậy thông tin về tờ khai gồm những gì? Cách khai báo như thế nào? Hãy cùng Cap France tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!
 
NỘI DUNG CHÍNH
 
  • Tờ khai xin thị thực đi Pháp là gì?
  • Cách điền tờ khai xin visa Pháp
  • Lưu ý khi điền đơn xin thị thực
 
 
Cũng như việc xin visa ở nước khác, tờ khai là một trong những giấy tờ bạn cần nộp khi xin visa du lịch, thăm thân, công tác tại Pháp. Mẫu đơn xin thị thực Pháp của bạn phải bao gồm các thông tin cá nhân như tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân và số hộ chiếu… Và phần thông tin về loại thị thực bạn cần xin như nơi đầu tiên nhập cảnh quốc gia, ngày xuất hành, người đã mời bạn.
 
Bằng cách điền vào tờ khai, đại sứ quán sẽ nắm được danh tính, công việc, gia đình, thông tin cơ bản về hoàn cảnh xã hội của bạn và thông tin về thời gian bạn ở Pháp. Bên cạnh đó còn giúp đối chiếu các tờ đơn khác và hồ sơ mà bạn đã điền. Vì vậy, việc điền mẫu đơn xin visa đi Pháp là một bước rất quan trọng, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Chỉ cần có một lời khai sai, đại sứ quán sẽ từ chối cấp visa đi Pháp. 
 
Ngoài ra, việc nộp form xin visa Pháp bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp cũng là một trở ngại đối với những người không tự tin vào các kỹ năng tiếng Anh / tiếng Pháp. Những rủi ro và khó khăn này cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn dịch vụ điền hồ sơ xin visa Pháp của các công ty làm visa chuyên nghiệp như Visa Phương Đông hơn là tự mình làm. 
 
 
Mẫu đơn xin thị thực đi Pháp (Schengen) có ba tờ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Nguyên tắc quan trọng nhất khi điền tờ khai là điền từ trên xuống dưới và từ trái qua phải để tránh thiếu thông tin. Đồng thời, bạn cần cầm hộ chiếu trên tay và đối chiếu cẩn thận. Dưới đây là hướng dẫn cách điền tờ khai xin visa Pháp áp dụng cho trường hợp xin visa Pháp ngắn hạn.
 
2.1. Surname (Family name): Họ của bạn, ghi họ theo hộ chiếu.
2.2. Surname at birth: Họ trong khai sinh.
2.3. First name(s) given name(s): Tên của bạn trong hộ chiếu.
2.4. Date of birth: Ngày sinh, tháng sinh, năm sinh (theo thứ tự).
2.5. Place of birth: Nơi sinh.
2.6. Country of birth: Quốc gia nơi bạn sinh ra.
2.7. Current nationality: Quốc tịch bạn đang mang.
2.8. Sex Giới tính của bạn, bạn đánh vào mục phù hợp với giới tính của bạn.
2.9. Marial Status: tình trạng hôn nhân.
- Single (Độc thân)
- Married (Đã kết hôn)
- Separated (Ly thân)
- Divorced (Ly hôn)
- Widow(er) (Góa phụ)
- Other (Khác)
2.10. In the case of minors: Trong trường hợp có trẻ đi cùng, mục này bạn cung cấp thông tin của người bảo lãnh.
2.11. National identity number: Số chứng minh nhân dân.
2.12. Type of travel document: Loại giấy tờ khi du lịch.
- Ordinary passport: Hộ chiếu phổ thông.
- Diplomatic passport: Hộ chiếu ngoại giao.
2.13. Travel document number: Số hộ chiếu của bạn, bạn sẽ thấy nó dưới quốc huy.
2.14. Issue date: Ngày cấp hộ chiếu, xem trong hộ chiếu.
2.15. Expiration date: Ngày hộ chiếu hết hạn, xem trong hộ chiếu.
2.16. Issued by: Nơi cấp hộ chiếu.
2.17. Home and email address: Địa chỉ nhà ở và email, ghi chính xác số nhà, tên đường, quận/huyện, tỉnh thành.
2.18. Residence in a country other than the country of current nationality: Bạn hiện có cư trú tại một quốc gia khác với quốc gia mà mình mang quốc tịch hiện tại không?
2.19. Current occupation: Nghề nghiệp hiện tại, có luôn chức vụ.
2.20. Employer and employer’s address and telephone number. For students, name and address educational establishment: Nơi công tác, tên, địa chỉ và số điện thoại. Nếu là sinh viên bạn cung cấp tên, địa chỉ trường.
2.21. Main purpose(s) for your trip: Mục đích chính của chuyến đi, thông thường là mục đích chính là du lịch.
2.22. Member State(s) of destination: Quốc gia bạn dự định đến trong chuyến đi, có thể là nhiều quốc gia trong một hành trình.
2.23. Member State of first entry: Nơi đầu tiên bạn sẽ nhập cảnh
2.24. Number of Entries Requested: Số lần nhập cảnh
Multiples Entries (Nhập cảnh nhiều lần)
- Single (Nhập cảnh một lần)
- Two Entries (Nhập cảnh hai lần)
2.25. Duration of the intended stay or transit: Số ngày bạn sẽ ở hoặc quá cảnh
2.26. Schengen visas issued during the last 3 years: Thị thực Schengen đã cấp trong 3 năm qua
2.27. Fingerprints collected previously for…: Bạn có lấy dấu vân tay chưa
2.28. Entry permit for your final destination country, if applicable: Thông tin về visa của quốc gia cuối cùng bạn đến (nếu có)
2.29. Intended Arrival Date: Ngày dự kiến đến
2.30. Intended Departure Date: Ngày rời khỏi
2.31. Inviting Person’s Name: Thông tin người mời bạn, nếu không có bạn khai báo thông tin lưu trú
2.32. Inviting company/organization: Thông tin của công ty/tổ chức mời bạn
2.33. Cost of traveling and living: Người chịu trách nhiệm về chuyến đi
2.34. Personal data of the family member: Cung cấp thông tin cá nhân của người thân tại quốc gia đến (nếu có)
2.35. Family relationship: Mối quan hệ với họ
2.36. Place and date: Cung cấp địa điểm và thời gian điền mẫu đơn này
2.37. Signature: Chữ ký của đương đơn xin thị thực.
 
3. Lưu ý khi điền đơn xin thị thực
 
- Bạn cần điền các thông tin trong mẫu đơn một cách chính xác, trung thực, trùng khớp với các giấy tờ tùy thân và không để trống bất cứ thông tin nào.
- Mẫu tờ khai visa có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp cho nên nếu không thông hiểu ngôn ngữ, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của người phiên dịch hoặc các đơn vị làm visa để hổ trợ bạn trong quá trình dịch thuật và điền đơn.
- Trong trường hợp đương sự xin cấp thị thực để đi du lịch, thăm thân, học tập, công tác… ngắn hạn thì cần lưu ý hơn đến mục thông tin của người bảo lãnh, thời gian định cư tại nước sở tại có phù hợp với lịch trình chuyến đi, vé máy bay khứ hồi hay chưa để đảm bảo quyền lợi tối đa cho đương sự.
- Ảnh dán vào visa rất quan trọng trong việc bạn có thành công  xin được visa hay không. Đa phần kích thước ảnh dán vào tờ khai xin visa các nước là 35mm x 45mm, hoặc có thể dùng ảnh 3×4. Ảnh được chụp trên nền trắng và ảnh của bạn là ảnh được chụp trong vòng 3 tháng. Tốt nhất, bạn nên xem xét kỹ về quy định ảnh visa của nước bạn muốn xin visa.
- Đơn xin cấp thị thực hợp lý phải có chữ ký đương đơn.
 

Tờ Khai Xin Thị Thực Dài Hạn Đi Pháp

 

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC TIẾNG PHÁP, ĐẠT TCF A2 - B2, DELF A2, DELF B1, DELF B2, DALF C1, VÀ DU HỌC PHÁP, DU HỌC CANADA, ĐỊNH CƯ CANADA

 

Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:

Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:

Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp

Học viên CAP thành công như thế nào ?

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169

 

 

 

CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Các Loại Visa Pháp Các Loại Visa Pháp
Các Loại Visa Pháp
 
Visa Pháp có nhiều dạng, từ visa du lịch ngắn hạn, đến visa học tập, làm việc và định cư dài hạn. Mỗi loại thị thực đi kèm với các yêu cầu cụ thể, quy trình hồ sơ và các quyền lợi khác nhau, tùy thuộc vào thời gian lưu trú và mục tiêu của chuyến đi. Việc hiểu rõ các loại thị thực sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho hành trình đến Pháp, đảm bảo bổ sung các quy định và tận dụng tối đa cơ hội phát triển tại quốc gia này.
Cùng CAP tìm hiểu về Các loại visa Pháp phổ biến cũng như là những lưu ý khi xin Visa Pháp nhé!
 
NỘI DUNG CHÍNH:
  • Các loại visa Pháp
  • Sự khác biệt giữa các loại visa Pháp
  • Những lưu ý khi xin visa Pháp
Điểm Mạnh Của Giáo Dục Pháp Điểm Mạnh Của Giáo Dục Pháp
 
 
Điểm Mạnh Của Giáo Dục Pháp
 
Nước Pháp từ lâu đã được biết đến không chỉ với nền văn hóa phong phú và lịch sử lâu đời mà còn với hệ thống giáo dục uy tín và chất lượng cao. Hàng năm, hàng ngàn sinh viên quốc tế đổ về Pháp để theo đuổi các chương trình học từ bậc cử nhân đến sau đại học. Vậy điều gì đã làm nên sức hút mạnh mẽ của giáo dục Pháp? Bài viết dưới đây của CAP là những điểm mạnh nổi bật của hệ thống giáo dục tại quốc gia này.
 
NỘI DUNG CHÍNH
  • Chất lượng giáo dục hàng đầu
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Môi trường học tập đa văn hóa
  • Học bổng và hỗ trợ tài chính
  • Cơ hội việc làm rộng mở
  • Chất lượng cuộc sống cao
Mục Tiêu Giáo Dục Của Nước Pháp Mục Tiêu Giáo Dục Của Nước Pháp
Mục Tiêu Giáo Dục Của Nước Pháp
 
Giáo dục là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai cho mỗi cá nhân và cho cả một quốc gia. Tại Pháp, giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là quá trình hình thành nhân cách, rèn luyện kỹ năng và chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống. Với hệ thống giáo dục phát triển như vậy thì mục tiêu giáo dục của nước Pháp là gì? Hôm nay cùng CAP tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
 
NỘI DUNG CHÍNH
  • Mục tiêu giáo dục của nước Pháp
  • Điểm mạnh của nền giáo dục Pháp

Kiểm tra trình độ tiếng Pháp miễn phí

CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ

Đăng ký ngay

Bạn đã sẵn sàng chinh phục tiếng Pháp và du học? Hãy để lại thông tin để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của CAP!

Bạn quan tâm khóa học, dịch vụ hồ sơ du học ?

Đăng ký kiểm tra trình độ tiếng Pháp miễn phí và nhận kết quả nhanh chóng, chuyên nghiệp.

Hotline Cap education
0916 070 169 - 07 88 77 94 78 - 0916 962 869 - 091 194 2020
Địa chỉ Cap education

- Cơ sở HCM: 55/25 Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Q.1, Hồ Chí Minh

- Cơ sở HN: 162 Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

Chat with Cap education
Facebook Messenger
Email with Cap education
[email protected]
Bạn Chưa Tìm Được Lớp Phù Hợp ?

Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn