Người Pháp luôn luôn dùng bữa trên bàn ăn và việc sắp xếp bàn ăn như thế nào chính là một nghệ thuật, một niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của những người Pháp “sành ăn”. Cùng Cap France tìm hiểu về văn hóa trên bàn ăn của quốc gia này nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
-
Đặc trưng bàn ăn của người Pháp
-
Những chiếc khăn “biết nói”
-
Cách ăn bánh mì của người Pháp
-
Văn hoá cầm dao, nĩa
-
Văn hoá uống rượu
1. Đặc trưng bàn ăn của người Pháp
Trong bữa ăn thân mật, có vài thông lệ đơn giản của người Pháp. Nhập tiệc, chủ nhà ngồi trước rồi mời nữ giới, bắt đầu bằng những người lớn tuổi hay là người có chức vụ, rồi mới đến nam giới. Phụ nữ có gia đình ưu tiên hơn phụ nữ độc thân, trừ khi người này lớn tuổi, ngoài ra người con dâu được ưu tiên hơn con gái ruột. Những đứa trẻ được phục vụ sau cùng. Khi họ ngồi trọn vẹn trong ghế dựa, tư thế thẳng, tự nhiên rất thoải mái, không bao giờ họ ngồi trên ghế trong tư thế một nửa. Trong bàn ăn, hai bàn tay họ đặt kế bên đĩa, ngồi thẳng lưng, họ không dựa hai cùi chỏ trên bàn, cũng không khoanh tay để trên bàn.
2. Những chiếc khăn “biết nói”
Khăn sẽ gồm có 2 loại: khăn ăn và khăn trải bàn
Khăn trải bàn thường sẽ là loại khăn màu trắng và làm bằng vải lanh. Việc trải khăn bàn không những thể hiện sự sang trọng, lịch lãm của bữa ăn mà còn để tiện dụng hơn trong việc đặt các dụng cụ khác trên bàn. Tuy nhiên, vì khăn bàn đa số thường là màu trắng nên người Pháp cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ trong từng thao tác ăn uống để tránh làm bẩn bàn ăn.
Đối với khăn ăn, người Pháp có rất nhiều các quy tắc khác nhau. Chẳng hạn, mỗi người sẽ có một chiếc khăn nhỏ dùng riêng, được xếp thành hình tam giác (hoặc cũng có thể là hình tròn) và phải đặt bên trái đĩa thức ăn. Khăn ăn nếu trải lên đùi sẽ chỉ mở một nửa chứ không bao giờ mở hết. Sau khi ăn xong và dùng khăn để lau miệng, họ sẽ nhẹ nhàng đặt khăn ở bên phải của đĩa thức ăn và để nguyên chứ không gấp lại. Nếu người Pháp gấp khăn đã sử dụng lại, điều có có nghĩa là họ đang “ngầm báo hiệu” cho chủ tiệc rằng muốn được mời vào bữa ăn tiếp theo.
Có 2 điều không được phép xảy ra bên bàn ăn của người Pháp đó là xếp khăn ăn thành hình cánh quạt rồi đặt trong ly và quấn khăn ăn vào cổ.
Ngoài ra, khăn còn được quấn khéo léo quanh miệng của 1 chai champagne. Mục đích chính là để thấm những giọt rượu có “lỡ may” rơi ra khỏi miệng chai cũng không làm bẩn bàn ăn.
3. Cách ăn bánh mì của người Pháp
Người ta thường nói người Pháp “sành ăn” có thể vì người Pháp vốn chuộng những món được làm từ những nguyên liệu rất đắt đỏ. Song, cái “sành” của họ còn được thể hiện ở chỗ họ ăn như thế nào. Người Pháp tuyệt đối không bao giờ dùng tay để bốc thức ăn, cũng không bao giờ dùng miệng để làm đứt bánh mì.
Trước hết, những chiếc bánh mì sẽ được đặt trên những chiếc xe đẩy nhỏ kế bàn ăn. Người Pháp sẽ dùng tay bẻ bánh mì thành miếng nhỏ vừa ăn chứ không cắt bằng dao. Họ cũng không bẻ một lúc nhiều miếng bánh mì vào đĩa để mà “ăn dần dần”, cũng không chấm bánh mì thẳng vào tô nước sốt.
4. Văn hoá cầm dao, nĩa
Người Pháp cầm dao bằng tay phải và cầm nĩa bằng tay trái. Khi cầm phải cầm ở giữa cán chứ tuyệt đối không được chĩa đầu nhọn lên trên. Dao là để cắt thức ăn, không được dùng để ghim thức ăn và đưa vào miệng. Trong trường hợp thức ăn khó ghim, nĩa có thể được chuyển qua tay mặt. Khi còn lại ít súp trong đĩa, họ không bao giờ nghiêng đĩa để múc cho hết những muỗng chót. Khi ăn các loại nghêu, sò, trừ trường hợp thân mật trong nhà, còn ăn ở tiệm họ không đưa con sò lên miệng để hút nước cốt sò, chỉ nên dùng nĩa ghim một mẩu bánh mì nhỏ để thấm nước cốt. Sau khi đã dùng xong bữa, người Pháp cẩn thận xếp dao và nĩa, muỗng song song với nhau trong đĩa, không để chồng chéo lên nhau, lưỡi dao quay về phía họ đang ngồi.
Ngoài ra, bàn ăn của người Pháp thường có thêm 1 lọ hoa nhỏ và vài chiếc ly để uống rượu. Ly không nhất thiết phải chung một bộ nhưng cần phải trong suốt và có chân. Bên cạnh đó, họ cũng không thích việc bài trí bàn tiệc quá cầu kỳ. Các dụng cụ trên bàn ăn không nhất thiết phải mua theo bộ, thậm chí họ có thể mua lẻ từng món và sắp xếp chúng cũng chẳng sao, miễn là mọi thứ gọn gàng và đúng quy tắc.
5. Văn hoá uống rượu
Khi uống rượu, người Pháp cũng không bao giờ cạn ly một lần mà nhâm nhi từ từ để thưởng thức hương vị của rượu. Họ không cầm dưới chân ly, mà cũng không cầm đầu ly mà chỉ cầm giữa ly. Thông lệ thì người phụ nữ không nên tự rót rượu cho mình mà để người đàn ông ngồi kế lo chuyện đó. Đây là một tục lệ của ngày xưa, nhưng bây giờ trong những buổi ăn bình thường và thân mật, người phụ nữ có thể tự rót nước và rượu cho mình.
Người Pháp dùng mỗi món ăn với một loại rượu khác nhau. Nói chung rượu chát đỏ, chẳng hạn như Bordeaux thường dùng kèm với thịt đỏ, tùy theo loại thịt mà dùng rượu với nồng độ khác nhau. Không bao giờ uống rượu đỏ với artichaut hay với nghêu, sò. Họ không uống rượu trắng có vị ngọt khi dùng món cá và đồ biển mà phải uống rượu chát trắng loại không ngọt, rất lạnh. Trong khi dùng món trứng cá hay cá saumon hun khói thì được dùng với rượu vodka. Còn champagne được uống lúc khai vị dùng cho tất cả trong các buổi tiệc, và phải được ướp lạnh trong một sô đá cục chung quanh, cổ chai được quấn một khăn trắng. Người Pháp rất lịch sự không bao giờ rời bàn với ly rượu còn đầy hoặc còn phân nửa.
LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC TIẾNG PHÁP, ĐẠT TCF A2 - B2, DELF A2, DELF B1, DELF B2, DALF C1, VÀ DU HỌC PHÁP, DU HỌC CANADA, ĐỊNH CƯ CANADA
Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:
Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:
-
Khóa tiếng Pháp cơ bản dành cho người mới bắt đầu A0
-
Khóa tiếng Pháp cơ bản Online dành cho người mới bắt đầu A0
-
Khóa tiếng Pháp sơ cấp A1, A2
-
Khóa tiếng Pháp sơ cấp Online A1, A2
-
Khóa tiếng Pháp trung cấp A2, B1
-
Khóa tiếng Pháp trung cấp Online A2, B1
-
Khóa tiếng Pháp cao cấp B2, C1
-
Khóa tiếng Pháp cao cấp online B2, C1
-
Khóa tiếng Pháp cấp tốc, lấy DELF, TCF thần tốc
-
Khóa tiếng Pháp cấp tốc Online, lấy DELF, TCF thần tốc
-
Khóa tiếng Pháp giao tiếp
-
Khóa luyện viết & củng cố ngữ pháp
-
Khóa luyện phát âm tiếng Pháp IPA
-
Khóa tiếng Pháp thiếu nhi độ tuổi từ 7 - 12 tuổi
-
Khóa luyện thi các chứng chỉ TCF, DELF, DALF
-
Khóa tiếng Pháp du học, dành cho học viên chưa biết tiếng Pháp, muốn du học Pháp sau 6 - 8 tháng.
-
Khóa tiếng Pháp theo yêu cầu
Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp
Học viên CAP thành công như thế nào ?
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169