Lịch Sử Thời Trang Pháp - CAP FRANCE
Hệ Thống Học Tiếng Pháp Toàn Diện Cap Education

TIN NƯỚC PHÁP

Lịch Sử Thời Trang Pháp

Ngoài nổi tiếng bởi những tòa lâu đài uy nghi, cổ kính, Pháp còn được biết đến là kinh đô thời trang của thế giới. Lịch sử của ngành thời trang nơi đây như thế nào? Hãy cùng Cap France tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
 
NỘI DUNG CHÍNH
  • Lịch sử ngành thời trang Pháp
  • Những cái tên đã làm nên ngành thời trang Pháp
 
Khí chất thanh lịch của người Pháp được cho là nhờ “vua mặt trời” Louis XIV. Vua Louis có gu thẩm mỹ đặc biệt xa hoa, được thể hiện trong công trình ngoạn mục Château de Versailles của ông.
 
Nhận thức được tầm quan trọng của những sản phẩm cao cấp xa xỉ đối với nền kinh tế quốc gia, Louis đã phát triển quy mô lớn các ngành công nghiệp nghệ thuật, trong đó có ngành thương mại dệt may. Dưới sự cai quản của hoàng gia, trong nhiều thế kỷ, những vật liệu và vải dệt chất lượng tốt nhất đều đã được tìm thấy tại Pháp. Bởi vậy, khi nghề thủ công Haute Couture phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XIX, các thợ may không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thành lập cơ sở riêng của họ tại đây.
 
Cuối thế kỷ XIX, Paul Poiret đến từ Paris đã khiến một vài thứ không đáng chú ý trở nên tráng lệ. Được đào tạo thành một thợ làm ô, anh thu lượm những mảnh lụa rơi vãi ở sàn nhà may và biến nó thành chiếc váy cho búp bê của em gái mình. Đến đầu thế kỷ XX, ông trở thành người tạo nên những bước đột phá mới cho ngành công nghiệp thời trang của Pháp.
 
2. Những cái tên đã làm nên ngành thời trang Pháp
2.1. Elsa Schiaparelli
Với động lực từ Poiret, Elsa Schiaparelli – một người Italia ở Paris đã đến với thời trang trong thời kỳ giữa hai thế chiến. Bà đã đi tiên phong trong những năm đầu sự nghiệp của bà: là một trong những nhà thiết thời trang đã phát triển wrap dress (chiếc váy liền với thiết kế giống như miếng vải quấn quanh người với nút thắt phần eo cùng dáng váy rủ) vào năm 1930, 4 thập kỷ trước Diane von Fürstenberg vào những năm 1970. Bà cũng là người đầu tiên nâng tầm dây khóa kéo, biến chúng thành những chi tiết trang trí kiểu cách, nghệ thuật chứ không chỉ mang tính thực dụng. Trong thời kỳ cấm vận rượu ở Hoa Kỳ, bà đã hợp thức hóa “speakeasy dress (đầm rượu lậu)” với một túi đựng chai bí mật. Zelda Fitzgerald hẳn phải là người đầu tiên xếp hàng đặt mua nó. 
 
2.2. Coco Chanel
Trong các cửa hàng thời trang này, thương hiệu được cho là nổi tiếng nhất – và vẫn duy trì được đến nay – là Coco Chanel. Sẽ là không ngoa khi nói rằng Chanel đã thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp thời trang – bà đã tái cấu trúc hoàn toàn thời trang nữ với những quan điểm rất nổi tiếng như bài trừ áo ngực, đồ lót gây đau đớn để biến phần thân trên thành hình mẫu lí tưởng. Thay vào đó, bà lại ưa thích những thiết kế rộng rãi, sự phổ biến của nó tăng lên trong những năm 1920, trở thành hình tượng của một kỷ nguyên – Flapper Style.
Một lần Coco Chanel đã nói: “Hãy tìm kiếm người phụ nữ trong chiếc đầm. Nếu không có phụ nữ thì cũng không có những chiếc đầm.” Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nếu bạn nhìn lại cả những thế kỷ qua, những chiếc váy được tạo ra không phân biệt người phụ nữ nào mặc chúng. Được tạo cảm hứng từ Poiret, Chanel đã sở hữu cho mình hình ảnh tự do mới. Dưới ảnh hưởng của Thế chiến thứ nhất, vẻ ngoài ngây thơ hoàn toàn biến mất và sự mơ hồ về giới tính trong thời trang được chấp nhận khi mà váy bó ống và mũ rộng vành dường như khiến phụ nữ chậm chạp hơn. Coco khi đó được chào đón trong thời đại của những chiếc váy flapper giải phóng đôi chân với váy ngắn, tóc tém, áo sọc Breton và quần thủy thủ.
 
2.3. Dior
Năm 1947, Dior giới thiệu “New Look” tại salon của mình tại 30 Avenue Montaigne, Paris. Nếu các thiết kế của Chanel tập trung vào giải phóng cho phụ nữ khỏi những ràng buộc về giới thì kiểu dáng tinh tế của Dior sẽ đưa phụ nữ quay trở lại các đường nét nữ tính sau Thế chiến thứ hai. Váy dài, đường chiết eo và mũ vành đã trở lại. Áo ngực và váy lót một lần nữa ca khúc khải hoàn. “Tôi sẽ thiết kế phụ nữ thành những bông hoa”, tuyên bố nổi tiếng của Dior vào thời điểm đó. “Ông Dior, chúng tôi ghét mặc quần áo quét sàn”, phản ứng mạnh mẽ được đưa lên áp phích của một số phụ nữ không hài lòng. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình này vẫn không ngăn được những sáng tạo của Dior tỏa sáng trong những năm 1950.
Sau nhiều năm phân chia nghiêm ngặt và thiếu hụt vật liệu, sự phục hưng của ngành công nghiệp thời trang đã được lan rộng bởi một người Pháp khác. Christian Dior thống trị thời kỳ hậu chiến với “New look” được biết đến rộng rãi. Đặc trưng bởi nút thắt eo và váy chữ A dài ngang bắp chân, “New look” tạo nên một hình tượng nữ tính và thanh lịch. Ban đầu, nó gây tranh cãi không kém bởi hàng dệt may cao cấp của Dior cần một lượng lớn vải dệt giữa tình trạng thiếu hụt trầm trọng thời hậu chiến. Đáp trả sự chỉ trích này, nhà thiết kế người Pháp tuyên bố đầy thách thức rằng “Châu Âu đã có đủ bom rồi, và bây giờ họ cần được thấy pháo hoa.” Nhờ thúc đẩy sự lạc quan thời hậu chiến, cửa hàng của Dior sau đó ngập tràn trong các đơn đặt hàng, đưa Paris trở thành thành phố thời trang bậc nhất thế giới. 
 
2.4. Hubert de Givenchy và Pierre Balmain
Thế kỷ 20 chứng kiến rất nhiều gương mặt thiết kế. Tại Paris, những người như Hubert de Givenchy và Pierre Balmain xuất hiện giúp duy trì danh tiếng của ngành công nghiệp nước Pháp. Năm 1953, Audrey Hepburn và Givenchy gặp nhau trong bộ sưu tập Sabrina. Và điều xảy ra tiếp theo, như họ nói, đã làm nên lịch sử. Givenchy đã tái hiện lại LBD của Chanel với sự giúp đỡ của Hepburn, một cặp kính mát … và một bộ phim ít được biết đến tên là Breakfast at Tiffany’s. “Đây là bộ quần áo duy nhất mà khi mặc nó tôi được là chính mình. Anh ấy còn hơn cả một người may quần áo, anh ấy là người sáng tạo ra dấu ấn cá nhân,” nàng thơ của Givenchy sau đó chia sẻ.
 
2.5. Yves Saint Laurent
Phải đến Yves Saint Laurent mới là người mang lại tác động rõ nét nhất lên ngành công nghiệp thời trang cuối những năm 1960 và sang cả thập niên tiếp theo. Saint Laurent không chỉ chịu trách nhiệm với việc đưa một số thiết kế dành cho nam giới vào tủ đồ phụ nữ. Năm 1966, ông đã tạo ra một biểu tượng mới trong lịch sử thời trang: bộ vest tuxedo cổ điển cho phụ nữ. Chỉ một năm trước đó, năm 1965, ông đã công bố Bộ sưu tập Mondrian của mình. 6 chiếc váy cocktail lấy cảm hứng từ những bức tranh của Mondrian này, giờ đây cũng được xem như nghệ thuật. Bằng cách này, ông đã khiến cho quần áo may sẵn trở nên thời trang hơn, ngày càng được công chúng yêu thích khi mà ngành công nghiệp thời trang xa xỉ đột nhiên trở nên dễ dàng tiếp cận hơn nhiều. Ngày nay, hầu hết tất cả những cửa hàng thời trang cao cấp đều sản xuất dòng thời trang bình dân may sẵn, vì nó nhận được mức độ quan tâm của báo chí cao hơn đáng kể so với các bộ sưu tập thời trang cao cấp và cũng đem lại nhiều lợi nhuận hơn. 
 
Paris vẫn duy trì vị thế là một kinh đô thời trang cho đến ngày nay, bên cạnh Milan, New York và London, cùng với sự tăng trưởng số các thành phố đang tìm cách gây dựng chỗ đứng của họ trong ngành, đặc biệt là Barcelona, Berlin và Singapore. Mặc dù có một mức độ cạnh tranh đáng kể từ các thành phố này, thời trang vẫn là một khía cạnh đã ăn sâu trong nền văn hoá Pháp và trong profile quốc tế của đất nước này.
 

Lịch Sử Thời Trang Pháp

 

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC TIẾNG PHÁP, ĐẠT TCF A2 - B2, DELF A2, DELF B1, DELF B2, DALF C1, VÀ DU HỌC PHÁP, DU HỌC CANADA, ĐỊNH CƯ CANADA

 

Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:

Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:

Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp

Học viên CAP thành công như thế nào ?

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169

 

Tags: lich su thoi trang phap, dat ve may bay, hoc tieng phaphoc tieng phap mien phitieng phap co ban, ve may bay gia re, du hoc phapdich vu du hoc phap va canada, gia ve may bay, dao tao tieng phapdich vu xin dinh cu canada

 


GIẢNG VIÊN

Trần Thu

Thạc sĩ sư phạm ngôn ngữ Pháp

Đến với nghề là duyên, nhưng theo được nghề nhờ cái tình. Bằng kinh nghiệm giảng dạy tại Pháp 5 năm & hơn 30 năm tại Việt Nam, cô muốn đóng 1 phần sức lực tiếp sức những lứa học sinh - sinh viên chạm tới giấc mơ du học.

Học bất kỳ ngoại ngữ nào, đặc biệt là tiếng Pháp, các bạn cần phải có ý chí, nghị lực, mục tiêu học tập rõ ràng, đặc biệt là tinh thần tự học. Có như vậy, các bạn mới đạt được những kỳ vọng đề ra.

Stephen Karim

Cố Vấn, Trưởng Bộ Môn, Giảng Viên

Tại Cap Education, chúng tôi chọn triết lý giáo dục "Nhân Bản - Toàn Diện", lấy con người làm trung tâm, lấy kiến thức làm nền tảng. Chúng tôi mang đến sứ mệnh đào tạo thế hệ học sinh, sinh viên có kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng sống, biết yêu thương, tôn trọng, sáng tạo & tinh thần tự học để hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm, có tầm nhìn.

BẠN MUỐN NHẬN TƯ VẤN
& HỖ TRỢ TỪ C.A.P

  • Trãi nghiệm phương pháp học hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
  • Tư vấn xây dựng chiến lược hồ sơ du học Pháp, cam kết đầu ra. 100% học viên CAP đạt visa du học năm 2022.
  • Tư vấn du học, định cư Canada bởi các chuyên gia, luật sư hàng đầu tại Canada
  • Các dịch vụ tại nước sở tại Pháp & Canada (Tìm nhà, đưa đón sân bay, thủ tục nhập học, thủ tuc hành chính, đặt vé máy bay,...)

Hơn 35.000 học viên đã thành công, và giờ đến lượt bạn!


(*) Yêu cầu nhập thông tin Họ và tên ...!