Những Điều Cấm Kỵ Trong Giao Tiếp Của Người Pháp - CAP FRANCE

Những Điều Cấm Kỵ Trong Giao Tiếp Của Người Pháp

Những Điều Cấm Kỵ Trong Giao Tiếp Của Người Pháp

Để có thể làm chủ một cuộc trò chuyện không phải là điều dễ dàng, nhất là khi bạn đến một đất nước khác và tiếp xúc một nền văn hóa mới. Nếu không chú ý trong cách giao tiếp, bạn rất dễ trở thành tâm điểm của một cuộc xì xầm bàn tán tế nhị không mong muốn. Vậy khi trò chuyện với người Pháp, bạn cần lưu ý điều gì? Hãy cùng Cap France tìm hiểu những điều nên tránh và nên làm trong lúc giao tiếp với người bản xứ nơi đây nhé!
 
NỘI DUNG CHÍNH
  • Excuse me, do you speak English
  • Lịch sự trong giao tiếp
  • Nói chuyện quá to ở nơi đông người
  • Xưng hô “vous” và “tu”
  • Chủ đề cấm kỵ trong giao tiếp
 
1. Excuse me, do you speak English ?
 
Nhiều người thường nghĩ người Pháp sẽ không nói tiếng Anh bởi họ quá đỗi tự hào và yêu thích ngôn ngữ mẹ đẻ của họ nhưng thực tế, những người Pháp biết nói tiếng Anh rất niềm nở khi nói chuyện tiếng Anh với người khác. Tuy nhiên, trước khi mở đầu một câu chuyện đừng đột ngột hỏi họ bằng một câu tiếng Anh như “Excuse me, do you speak English?”, điều đó sẽ dễ khiến đối phương cảm thấy đột ngột và hơi khó chịu đấy. 
 
Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn lời dịch cho câu hỏi đó bằng tiếng Pháp “Excusez-moi, parlez-vous anglais ?” và hỏi với một tông giọng nhẹ nhàng lịch sự nhé. Sự tinh tế này sẽ khiến người Pháp cảm thấy vui vẻ và cảm nhận được bạn đã cố gắng thích nghi với cuộc sống họ ra sao. 
 
2. Lịch sự trong giao tiếp
 
Khi trò chuyện với người Pháp, phép lịch sự luôn là nguyên tắc hàng đầu đối với họ. Đừng bao giờ keo kiệt một lời chào, lời cảm ơn, lời tạm biệt khi giao tiếp ở công ty, trường học hay trong những chuyến đi chơi cùng người Pháp nhé. Điều lưu ý không kém phần quan trọng thứ hai là về mặt thì của động từ. Đừng sử dụng động từ “muốn” ở thì hiện tại là “veux” mà hãy dùng nó ở dạng điều kiện.
 
“Je veux un verre d’eau” => “Je voudrais un verre d’eau”. Sẽ lịch sự hơn rất nhiều nếu bạn sử dụng động từ ở dạng điều kiện và nhấn nhá cuối câu bằng cụm từ “s’il vous plait” nhé.
 
3. Nói chuyện quá to ở nơi đông người
 
Đừng nói quá to trong lúc ngắm tranh ở bảo tàng hay ăn một bữa trưa ngon lành tại một nhà hàng Pháp, nếu bạn không muốn bản thân trở thành đích ngắm của những cái nhìn khó chịu của người bản xứ. Người Pháp có thể thoải mái với bạn bè và gia đình nhưng họ ghét chia sẻ điều ấy với người lạ, ví dụ khi đi tàu điện ngầm, bạn hãy cố gắng điều chỉnh âm lượng của mình (không đến mức thì thầm đâu) để cuộc trò chuyện riêng tư không ảnh hưởng đến mọi người trên tàu nhé.
 
4. Xưng hô “vous” và “tu”
 
Ở Pháp, mọi người thường có khuynh hướng sử dụng “vous” trong cuộc sống hằng ngày của họ. Ở nhà hàng, ở chợ, ở siêu thị hay thậm chí là công viên, nếu không biết đối phương là ai, người thế nào, năm nay bao nhiêu tuổi thì ngôi xưng “vous” sẽ là một cách để thể hiện sự tôn trọng của bạn với người kia.
 
5. Chủ đề cấm kỵ trong giao tiếp
 
Có rất nhiều chủ đề là sự cấm kỵ với người khác, nếu bạn chỉ mới gặp họ lần đầu và muốn làm quen với họ thì hãy tránh nhắc tới những chuyện này nhé. 
 
Đời sống riêng tư: quan hệ tình cảm, gia đình, tất cả những điều trên đều là vùng không gian cá nhân của mỗi người nên đừng tùy tiện hỏi người Pháp dù là quen thân hay không.
 
Chính trị: khác với Việt Nam, ở Pháp có rất nhiều Đảng và phe phái khác nhau, nếu bạn không biết quan điểm chính trị của đối phương thì đừng bất chấp rủi ro mà nhắc tới.
 
Tiền bạc: chủ đề nhạy cảm và cấm kỵ nhất ở Pháp bởi mỗi người đều có cách chi tiêu và thu nhập khác nhau. Chẳng một ai thích rêu rao về kinh tế cá nhân của họ khi nói chuyện với một người lạ không thân thiết cả.
 
Tôn giáo, phân biệt chủng tộc hay định kiến giới: không chỉ ở Pháp mà ở bất kỳ đâu cũng vậy, những chủ đề này luôn là phạm vi tế nhị mà không ai muốn nhắc tới. Mỗi người đều có tín ngưỡng riêng cho bản thân, dù cho đó là một câu gây cười hài hước thì sự phân biệt ấy vẫn có thể khiến người ta tổn thương. 
 

Những Điều Cấm Kỵ Trong Giao Tiếp Của Người Pháp

 
 
Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:

Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:

  • Khóa luyện viết & củng cố ngữ Pháp
  • Khóa luyện thi các chứng chỉ TCF, DELF, DALF

Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp

Học viên CAP thành công như thế nào ?

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
  • Hotline/ Viber: 0916 070 169 - 0916 962 869 - 07 88 77 94 78

 

Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169
 
 
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Các Loại Visa Pháp Các Loại Visa Pháp
Các Loại Visa Pháp
 
Visa Pháp có nhiều dạng, từ visa du lịch ngắn hạn, đến visa học tập, làm việc và định cư dài hạn. Mỗi loại thị thực đi kèm với các yêu cầu cụ thể, quy trình hồ sơ và các quyền lợi khác nhau, tùy thuộc vào thời gian lưu trú và mục tiêu của chuyến đi. Việc hiểu rõ các loại thị thực sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho hành trình đến Pháp, đảm bảo bổ sung các quy định và tận dụng tối đa cơ hội phát triển tại quốc gia này.
Cùng CAP tìm hiểu về Các loại visa Pháp phổ biến cũng như là những lưu ý khi xin Visa Pháp nhé!
 
NỘI DUNG CHÍNH:
  • Các loại visa Pháp
  • Sự khác biệt giữa các loại visa Pháp
  • Những lưu ý khi xin visa Pháp
Điểm Mạnh Của Giáo Dục Pháp Điểm Mạnh Của Giáo Dục Pháp
 
 
Điểm Mạnh Của Giáo Dục Pháp
 
Nước Pháp từ lâu đã được biết đến không chỉ với nền văn hóa phong phú và lịch sử lâu đời mà còn với hệ thống giáo dục uy tín và chất lượng cao. Hàng năm, hàng ngàn sinh viên quốc tế đổ về Pháp để theo đuổi các chương trình học từ bậc cử nhân đến sau đại học. Vậy điều gì đã làm nên sức hút mạnh mẽ của giáo dục Pháp? Bài viết dưới đây của CAP là những điểm mạnh nổi bật của hệ thống giáo dục tại quốc gia này.
 
NỘI DUNG CHÍNH
  • Chất lượng giáo dục hàng đầu
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Môi trường học tập đa văn hóa
  • Học bổng và hỗ trợ tài chính
  • Cơ hội việc làm rộng mở
  • Chất lượng cuộc sống cao
Mục Tiêu Giáo Dục Của Nước Pháp Mục Tiêu Giáo Dục Của Nước Pháp
Mục Tiêu Giáo Dục Của Nước Pháp
 
Giáo dục là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai cho mỗi cá nhân và cho cả một quốc gia. Tại Pháp, giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là quá trình hình thành nhân cách, rèn luyện kỹ năng và chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống. Với hệ thống giáo dục phát triển như vậy thì mục tiêu giáo dục của nước Pháp là gì? Hôm nay cùng CAP tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
 
NỘI DUNG CHÍNH
  • Mục tiêu giáo dục của nước Pháp
  • Điểm mạnh của nền giáo dục Pháp

Kiểm tra trình độ tiếng Pháp miễn phí

CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ

Đăng ký ngay

Bạn đã sẵn sàng chinh phục tiếng Pháp và du học? Hãy để lại thông tin để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của CAP!

Bạn quan tâm khóa học, dịch vụ hồ sơ du học ?

Đăng ký kiểm tra trình độ tiếng Pháp miễn phí và nhận kết quả nhanh chóng, chuyên nghiệp.

Hotline Cap education
0916 070 169 - 07 88 77 94 78 - 0916 962 869 - 091 194 2020
Địa chỉ Cap education

- Cơ sở HCM: 55/25 Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Q.1, Hồ Chí Minh

- Cơ sở HN: 162 Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

Chat with Cap education
Facebook Messenger
Email with Cap education
[email protected]
Bạn Chưa Tìm Được Lớp Phù Hợp ?

Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn